Nước mắm Ngọc Biển

Nước mắm cá cơm thương hiệu Ngọc Biển của Công ty chúng tôi là một cơ sở truyền thống “cha truyền con nối”. Cơ sở nằm ngay sát cửa biển Sông Gianh – xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Là một làng biển sầm uất giữa đánh bắt và chế biến thủy sản của tỉnh Quảng Bình. Hiện nay được Nhà nước cũng như các Doanh nghiệp cá nhân đầu tư xây dựng các cảng cá với lợi thế Sông Gianh có độ sâu, vị trí địa lý thuận lợi nên không những tàu đánh bắt hải sản của địa phương trong tỉnh mà cả tàu cá tỉnh bạn về cặp bến, đó là lợi thế lớn cho nghành nghề chế biến thủy sản nói chung và nghề làm nước mắm nói riêng.

Cơ sở chế biến nước mắm của Công ty chúng tôi bắt nguồn tiếp nối từ cơ sở chế biến nước mắm của ông bà cha mẹ để lại. Vào những nau sau 1960, ông bà bố mẹ chúng tôi đã làm nước mắm từ cá cơm, cá nục, cá trích với kiểu làm truyền thống của ông bà cũng như các cá nhân ở quê hương làm. Với những giọt nước mắm vàng óng sóng sánh từ cá biển, muối biển đã đưa lại sản phẩm đậm đà, ngọt mùi thơm dịu cho những bữa cơm đầy gian khổ của thời chiến tranh, thời bao cấp. Đơn giản chỉ có bát cơm, đĩa rau luộc và bát nước mắm truyền thống đậm đà vùng biển đã nuôi thế hệ chúng tôi trưởng thành hôm nay. Chúng tôi nhớ mồn một giá trị sản phẩm nước mắm truyền thống, chính vì thế bố mẹ và anh em trong gia đình quyết lưu nghề cách làm nước mắm truyền thống cho đến nay. Cơ sở làm nước mắm của gia đình lớn lên theo thời gian, lúc đầu làm để ăn trong gia đình, sau làm để bán trong địa phương, sau đó ra các địa phương khác trong tỉnh. Nguyên liệu cũng là cá cơm, cá nục và muối biển với kỷ thuật ủ chượp cài nén chượp trong thời gian trên 12 tháng cho ra sản phẩm. Số lượng hàng năm giao đoạn năm 2000 đến 2010 mỗi năm 2.000 lít loại đặc biệt, 1000 lít loại 1 và 2. Giai đoạn 2010 đến 2015 mỗi năm 5.000 lít đặc biệt, 3.000 lít loại 1 và loại 2. Những thời điểm đó sản phẩm ra thị trường chưa được đăng ký các quy định về sản phẩm, ra thị trường với tính chất sản phẩm của gia đình với tên thường gọi nước mắm ông Cước (là tên của Ba chúng tôi)

Cùng với sự phát triển của xã hội, cơ sở sản xuất nước mắm của gia đình chúng tôi được thế hệ chúng tôi tiếp nhận với trí tuệ và sức bật của lớp trẻ đầu tư công nghệ, tiền vốn xây dựng thành cơ sở lớn mang tính chất quy mô thành lập Công ty. Xây dựng thương hiệu đủ điều kiện để sản phẩm ra với thị trường toàn quốc và vươn tầm ra các nước trong khu vực cũng như thế giới.

Đến giữa năm 2020 chúng tôi đã đầu tư làm thêm bể muối cá làm nước mắm và đưa vào muối với số lượng dự kiến 20.000 lít/năm trong đó 15.000 lít nước mắm cốt và hảo hạng, 5.000 lít nước mắm loại 1. Loại cá đưa vào muối 100% là cá cơm. Đây là loại cá mà ông bà cha mẹ đã chắt lọc các quy trình làm. Nước mắm cá cơm hương vị thơm ngon, đậm vị ngọt, màu vàng óng đẹp, là loại cá nhỏ trong quá trình ủ chượp nước mắm nhanh chín cho ra sản phẩm hơn các loại cá khác.

Áp dụng khoa học công nghệ trong qúa trình chế biến nhưng giữ vững quy trình làm truền thống. Thay đổi thời gian ủ chượp phơi trần (Chượp là hình thành từ cá cơm trộn với muối biển được cho vào bể và cài nén chặt) phơi bằng nắp kính dưới ánh nắng tự nhiên của mặt trời. Đó là khi chượp được cho vào bể, gài nén kỷ các mặt bể (Có hình ảnh kèm theo) được đậy kính bằng nắp đậy làm bằng kính trong chịu lực. Có tác dụng khi ánh nắng mặt trời chiếu vào mặt kín trong sẽ làm tăng nhiệt bề mặt chượp trong bể làm cho theo chượp chín để rút nước mắm  sớm hơn để phơi trần, mặt khác không cho bất kỳ loài côn trùng như ruồi, lằng và bụi bẩn xâm nhập vào bể mắm đảm bảo sạch sẽ trong quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi nước mắm đã chín (qua quá trình ủ chượp phải ít nhất trên 10 tháng) mới kéo rút thành nước mắm. nước mắm khi rút được qua một máy lọc cặn bã từ bã cá có thể nhỏ theo nước mắm rút ra. Do vậy khi nước mắm thành phẩm đóng chai trong suốt với màu vàng óng truyền thống, không có một cặn nào lơ lững còn lại trong nước mắm.

Các hệ thống bể muối nước mắm thông nhau bằng đường ống dẫn cho về bể thu thông qua hệ thống van, để quá trình ủ chượp, náo (việc làm thường xuyên) để trao đổi nước mắm chưa chín trong quá trình ủ chượp và rút nước mắm. Quá trình này kéo dài thường xuyên từ khi ủ chượp đến khi kéo rút ra sản phẩm. Quá trình này chỉ cần sử dụng 1 đến 2 lao động có thể làm cả hệ thống